Có dịp đến với đồng bào Khơ-me vùng đồng bằng sông Cửu Long, du khách thường được thết đãi các món đặc sản đặc trưng như canh som lo, bún nước lèo, mắm bò hóc… Đặc biệt, trong nhưng ngày tiết trời chuyển sang thu không thể thiếu món cốm dẹp.

Thơm mùi cốm dẹp Khơ-me

Có dịp đến với đồng bào Khơ-me vùng đồng bằng sông Cửu Long, du khách thường  được thết đãi các món đặc sản  đặc trưng như canh som lo, bún nước lèo, mắm bò hóc… Đặc biệt, trong nhưng ngày tiết trời chuyển sang thu không thể thiếu món cốm dẹp. 

Tập quán của người Khơ-me ở đồng bằng sông Cửu Long là cư trú ở nông thôn, trên những giồng đất cao. Phần lớn bà con Khơ-me chuyên sống bằng nghề nông, chủ yếu là sản xuất lúa gạo, hoa màu, đánh bắt thủy hải sản. Vì vậy các món đặc sản  của người Khơ-me nói chung và cốm dẹp nói riêng đều  là sản phẩm kết tinh nền nông nghiệp lúa nước.

Ngọt ngào cốm dẹp.
Ngọt ngào cốm dẹp.

Không phải loại lúa nào cũng có thể dùng để  làm cốm dẹp. Người ta chọn loại hạt lúa nếp hạt dài, dẻo, thơm, vừa  đỏ đuôi. Theo đồng bào, chỉ loại nếp đảm bảo tiêu chuẩn trên mới tạo ra món cốm dẹp có mùi thơm, vị ngọt vừa dân dã, vừa mang cả tinh túy của đất trời.

Những hạt nếp mới bắt đầu chín được gặt về, phơi khô rồi bỏ vỏ. Nếp cần  ngâm trong vòng 24 giờ cho nở. Sau vớt nếp ra, vo thật sạch và để cho ráo nước trước khi tiếp tục rang nóng trong nồi đất.  Người rang nếp phải giữ lửa cho đều, không được để lửa quá già, khi thấy hạt nếp vừa giòn là cho vào cối quết. Công đoạn quết quyết định độ dẻo ngon của cốm. Thường bỏ một lượng ít nếp vào cối bồng, loại cối làm bằng gỗ mít có lòng hẹp và sâu. Một người cầm chiếc chày lớn quết mạnh. Người khác một tay cầm chiếc chày nhỏ quết, tay kia cầm thanh tre nạy để cốm không dính vào thành cối.

file_uploadbanhtetchualuocap43649.jpg

Cốm mới quết ăn liền rất giòn và dẻo. Cách điệu hơn người Khơ- me  còn phối hợp cốm  với dừa nạo và đường cát trắng vẫn giữ nguyên hương vị đặc trưng nhưng  màu sắc trông bắt mắt và hương vị sẽ thơm ngon hơn. 

Muốn để dành hoặc làm quà cho người phương xa dùng lá chuối gói cốm đã quết như đòn bánh tét đem nấu hay hấp. Nhiều du khách tỏ ra khá thích thú khi được cầm trên tay những đòn bánh cốm dẹp vừa ngon, vừa lạ.

Trước đây, cốm dẹp chỉ xuất hiện trong dịp lễ cúng cổ truyền. Nhưng ngày nay một số hộ gia đình nặng duyên với cốm dẹp đã chế biến món này quanh năm. Có thể nói, cốm dẹp là một  khía cạnh đặc biệt trong nền  văn hóa ẩm thực đồng bào Khơ- me.

Thanh Ly  (Lao Động)


Về Menu

Thơm mùi cốm dẹp Khơ me

vi hanh phuc va an lac cho moi nguoi hai khuynh hướng lớn trong lịch sử tư kien truc chua khmer Nhi wat phra dhammakaya chi cấu trúc sinh học của con người phù hành trình của sự yêu thương Chữ tình là chữ khởi đầu ï¾ ï¼ đừng đợi đến khi có tiền mới báo ï½ Thể dục giúp làm dịu các bất ổn tâm Ăn ngọt có hại cho não chùa dược sư Vài nét lịch sử Phật giáo Đại thừa lam the nao de tro thanh mot phat tu dung nghia sơ lượt và ý nghĩa 18 vị la hán trong 10 cau chuyen ngan vebai hoc lam nguoi gian don ma cơn hạnh phúc nào cho con nuôi dạy con cái theo lời phật dạy au hãy đọc khi còn chưa muộn làm gì khi chúng ta gặp thị phi Lễ tưởng niệm lần thứ 38 cố Hòa một ngày má c hai câu chuyện ý nghĩa về dũng khí và nuoi day con cai theo loi phat day nuoc co y nghia gi Ăn như thế nào dẫn tới nguy cơ mắc ung 4 loại thực phẩm tốt cho tim mạch tu tinh mua xuan ấn ôi Tiếng quê phai lạt tinh yeu chua thanh ha tư tưởng và phong cách thiền tông chùa trùng khánh Câu Chuyện Dòng Sông và dịch giả Phùng tu nga Linh chi đỏ Trường Sinh quà tặng Tái sinh Để gió cuốn đi Chuông chùa cũng biết khóc Ý nghĩa phước và chuyển phước lÃÅ nhan thua thi hoa qua 42 chu dau Thá Ÿ